
Luật lệ rượu vang Đức và các kiểu rượu vang khác nhau
Spread the love
Là một nước đã có truyền thống làm rượu vang lâu đời ở Âu châu, Đức cũng có những luật lệ tương tự như Pháp về nguồn gốc địa dư, loại nho được sử dụng, phương pháp sản xuất và mức độ nho chín. Nhãn hiệu của các chai rượu Đức đều nêu rõ những điều này, nhưng người việt chúng ta đâu có mấy ai biết đủ tiếng Đức để đọc nhãn hiệu. Tuy nhiên, nếu ta ghi nhớ được chừng vài chục chữ thiết yếu cho biết vùng trồng nho làm rượu( Anbaugebiete), hay thị xã(Piesporter) hay vườn nho (Goldtropfchen), rồi cộng thêm với mức độ chín( Pradikat) ta có thể lượng định khá chính xác mùi vị của chai rượu Đức mà ta định mua.
Đây là hệ thống xếp hạng từ thấp lên cao:
Tafelwein và Landwein: Là thứ rượu ở cấp bậc thấp nhất. Tafewein(Vin de Table) được làm bằng những chùm nho chín bình thường, cộng với một ít nho chưa chín đủ.
Qualitatswein: Rượu có phẩm chất tốt, cấp bậc này chia làm 2 hạng là QbA và QmP.
+ QbA: Rượu tốt đến từ một vùng đặc biệt, hạng này là thành phần lớn nhất trong toàn thể khối lương rượu vang của Đức. Rượu ở hạng QbA được phép cho thêm đường vào nước nho trước khi lên men để gia tăng nồng độ Alcol.
+ QmP: Rượu tốt với những đặc tính xuất sắc, đây là cấp bậc cao nhất của rượu Đức, ở cấp bậc này rượu phải được làm bằng nguyên liệu tự nhiên chứ không được phép thêm đường ở ngoài vào. Chữ Pradikat cho biết mức độ chín ít hay nhiều của trái nho.
Rượu trong cấp QmP Pradikat được chia làm 6 loại khác nhau, từ không ngọt đến ngọt lự:
+ Kabinett: Thường là những thứ rượu có mùi vị nhẹ nhàng, được làm bằng những chùm nho chín đầy đủ. Nó có thể từ không ngọt đến hơi ngọt và ngọt nhiều. Mức độ Alcol trung bình khoảng từ 7 -10 độ.
+ Spatlese(Hái trễ): Rượu có phẩm chất cao, làm bằng những chùm nho còn lưu lại trên cành sau vụ thu hoạch nên chín nhiều hơn và nhiều đường hơn. Nhờ vậy rượu có mùi vị nồng nàn cô đọng hơn hạng Kabinett.
+ Auslese(Hái theo lối chọn lọc): Chỉ hái những chùm nho thật chín. Rượu có mùi thơm nồng nàn và thường là vị ngọt hơn, nhưng cũng có thể không ngọt tức là tất cả lượng đường biến thành Alcol, nồng độ có thể lên đến 14 độ.
+ Beerenauslese( Lựa hái từng chùm): Chỉ lựa những chùm nho nào chín quá mức mới hái. Rượu nồng đậm ngọt ngào.
+ Einswein(Rượu đông đá): Những chùm nho chín quá mức vẫn cứ được để cho đeo đẳng trên cành mãi đến tháng 12 thì chúng bị thời tiết lạnh làm cho đông đá. Rượu có vị nồng đậm ngọt ngào tương đương với Beerenauslese.
+ Trockenbeerenauslese( Lựa hái những chùm nho khô): Khi những chùm nhỏ rất chín còn lưu lại trên cành và bị Botrytis tấn công làm cho chúng nhăn nheo và khô lại, người ta mới hái về làm rượu. Chùm nho đó chỉ được rất ít và có lượng đường rất cao. Rượu vừa nồng đậm ngọt ngào vừa có mùi thơm đặt biệt mà chỉ có loại mốc Botrytis mới tạo ra được. Nó gần giống như rượu Sauternes hảo hạng của Pháp và giá cũng đắt tương tự.
Vangvini.com
Hotline_0916963663
Post a Comment