
Làm sao để kết hợp rượu vang với món ăn?
Spread the love
Nguyên tắc 1: Quân bình hóa mùi vị của món ăn đã, rồi sau đó có thể uống với bất kỳ rượu nào mà ta thích.
Tất cả chỉ là vấn đề “quân bình hóa” các vị trong món ăn để nó đừng phá rượu, và vì thế rượu không cần phải tùy thuộc món ăn. Ta cứ tha hồ chọn loại nào hợp khẩu vị mình mà thôi.
Vị giác của ta có thể cảm nhận được 4 vị chính là mặn, chua, ngọt, đắng và thêm 1 vị thứ năm là “Umami”. Tất cả mọi đồ ăn đều cho ta một hoặc nhiều vị kể trên hợp lại. Nếu có 1 vị vượt trội hơn cả thì nó sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của rượu vang.
Những món ăn với vị ngọt vượt trội( như các kho tộ) hay lạt( như đồ biển, shushi, ngay cả steak chưa nêm) sẽ khiến cho rượu vang có vẻ như chát hơn, cứng hơn, chua gắt hơn.
Những món ăn mà có vị mặn và chua vượt trội như dưa leo ngâm dấm, hay cà chua, sẽ khiến cho rượu vang có vẻ dễ chịu hơn, ngọt nước trái cây hơn, ít đắng chát hơn.
Để quân bình hóa những ảnh hưởng một chiều đó, nguyên tắc căn bản là phải điều chỉnh món ăn cho nó khỏi gây ảnh hưởng tới sự thưởng thức rượu vang.
Những món có nhiều vị ngọt hay lạt có thể được quân bình bằng cách cho thêm muối, nước mắm, Maggi và vắt thêm ít chanh, hay mù tạc.
Những món ăn có vị mặn hay chua nổi bật, thì có thể được dung hòa bằng cách trộn thêm đường hay mật.
Hai điểm cần nhớ về chất chua:
Thứ nhất, trong rượu có 5 vị chua khác nhau.
Thứ hai, khi quân bình hóa các món ăn ngọt, chỉ nên dùng citric acid thôi. Vài giọt chanh vào một món ăn ngọt sẽ làm món đó trở nên quân bình và rượu sẽ ngon hơn. Khi uống vang trắng nên thêm rất ít vị chua vào món ăn, đối với vang đỏ nhẹ cũng như vậy( Pinot Noir, Beaujolais).
Nguyên tắc 2: Nồng độ rượu phải dựa trên mùi vị nhẹ hay đậm của món ăn.
Nồng độ rượu còn quan trọng hơn cả nhiệt độ. Nồng độ là cái cảm giác nồng, đậm mà tiếp nhận được khi nhấp vào một ngụm rượu.
Nồng độ được tạo thành bởi 3 yếu tố
Trước hết là nồng độ Alcohol trong rượu, Alcol càng cao thì rượu càng nồng. Mức Alcol này có thể đi từ 9% ở một vài thứ rượu trắng hạng nhẹ của Đức( Riesling) tới gần 14,5% ở Cabernet Sauvignon hoặc Zinfandel hạng nặng của Mỹ. Bạn cũng có thể khoắng ly rượu xem có chân hay không. Chân là những dòng nhỏ trông giống như những vết dầu ăn trên thành ly từ từ chảy xuống, rượu càng chứa đựng nhiều Alcol thì chân càng đậm và đọng lại càng lâu hơn.
Thứ nhì là mức tannin trong rượu. Vị chát của chất tannin cho ta cái cảm tưởng rằng nồng độ rượu cao hơn.
Thứ ba là mức cô đọng của nước nho. Cần phải có những trái no thật cô đọng, chứa nhiều đường, nhiều khoáng chất và acid thì mới làm ra được rượu nồng.
Phong cách của rượu vang làm ở cực thế giới( Ý, Đức, Pháp và Tây Ban Nha) thường là tế nhị, thanh cảnh và tao nhã hơn. Trong khi rượu làm ở tân thế giới( Úc, Mỹ, Argnetina, Nam Phi và Chile) mạnh bạo, nồng đậm, đầy đã hơn.
Có 2 nguyên nhân chính tạo ra sự khác biệt này
Thứ nhất, phần lớn các vùng trồng nho ở cựu thế giới có khí hậu ôn hòa, đi từ mát lạnh đến vừa phải. Những vùng mát lạnh tạo ra trái nho thanh nhẹ. Trái lại, phần lớn các vùng trồng nho của các nước thuộc tân thế giới có khí hậu nóng ấm làm trái nho cô đọng, chín mùi nên rượu nồng đậm, mạnh mẽ.
Thứ hai, theo truyền thống các nước cựu thế giới, người ta ưa các món ăn nghiêng về vị thanh hơn vị đậm. Rượu vang được coi là một phần trong bữa ăn nên nó phải thích hợp với mùi vị thanh nhã hơn là nồng đậm.
–> Nói chung một tiêu chuẩn giúp bạn quyết định trong lựa chọn rượu cho món ăn là yếu tố địa phương, tức là nơi xuất xứ của rượu và các món ăn đặc sản ở cùng nơi đó.
Người viết: Thúy Hằng
Post a Comment